Điều trị nội tiết tố và phẫu thuật chuyển đổi giới tính của người chuyển giới tại Việt Nam

  • Mã bài báo : SKPT_20_040
  • Ngày xuất bản : 29/12/2020
  • Số trang : 18-31
  • Tác giả : Phạm Nguyên Hà
  • Lượt xem : ( 555 )

Danh sách tác giả (*)

  • Phạm Nguyên Hà 1 - Dự án phòng, chống HIV/AIDS của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam – Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét
  • Nguyễn Văn Luyện 1 - Dự án phòng, chống HIV/AIDS của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam – Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét
  • Phạm Vân Anh 2 - Dự án phòng, chống HIV/AIDS của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam – Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét
  • Đỗ Thị Bích Ngọc 3 - Dự án phòng, chống HIV/AIDS của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam – Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét
  • Nguyễn Thị Lợi 4 - Dự án phòng, chống HIV/AIDS của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam – Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét
  • Lê Hùng Việt - Dự án phòng, chống HIV/AIDS của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam – Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét
  • Đỗ Thị Vân - Dự án phòng, chống HIV/AIDS của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam – Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét

Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng sử dụng nội tiết tố và phẫu thuật chuyển đổi giới tính của người chuyển giới ở một số tỉnh, thành phố của Việt Nam. 

Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế cắt ngang mô tả, kết hợp định lượng và định tính. Số liệu định lượng được thu thập qua phỏng vấn trực tiếp sử dụng bảng hỏi với 141 người chuyển giới và số liệu định tính bằng phỏng vấn sâu có ghi âm với 12 người chuyển giới. Nghiên cứu được tiến hành tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Nghệ An và Đà Nẵng, từ tháng 6 - 10/2019.

Kết quả: Toàn bộ 141 người tham gia nghiên cứu đều đã sử dụng nội tiết tố (100%) và 32 người đã làm phẫu thuật (23,4%). Hơn 73% mua nội tiết tố từ người đang sử dụng và sử dụng theo cơ chế truyền miệng. Trong số những người đã phẫu thuật, 25% không được khám và và tư vấn trước phẫu thuật, 25% được khám và tư vấn nhưng chưa đầy đủ, 50% không được chăm sóc hậu phẫu và 25% được chăm sóc không đầy đủ. Ba chủ đề được xác định: 1) Mua nội tiết tố “trôi nổi” không rõ nguồn gốc và sử dụng theo cách “truyền miệng”; 2) Hành trình đau đớn và đầy rủi ro của phẫu thuật và 3) Một cuộc sống khó khăn và tương lai bất định.

Kết luận: Đa số người chuyển giới mua và sử dụng nội tiết tố mà không có hướng dẫn chuyên môn. Việc khám, tư vấn và chăm sóc trước và sau phẫu thuật chưa đầy đủ. Nhiều hậu quả xấu đối với sức khỏe có thể nảy sinh. Luật Chuyển đổi giới tính sẽ giúp người chuyển giới tiếp cận các dịch vụ y tế an toàn và chất lượng.

  • DOI : https://doi.org/10.38148/JHDS.0404SKPT20-040
  • Chủ đề :
  • Loại bài báo : Nghiên cứu gốc
  • Chuyên nghành : Xã hội học

File toàn văn

Chưa có mã code, vui lòng liên hệ để nhận mã theo số điện thoại : 0246 266 3024 - Email : jhds@huph.edu.vn

  • Thông tin liên hệ : Phạm Nguyên Hà
  • Email : nguyenha.vustagf@gmail.com
  • Địa chỉ : Dự án phòng, chống HIV/AIDS của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam – Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rét

Bài báo liên quan

Nhà tài trợ và đối tác