COVID – 19 ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống như thế nào đối với những người có triệu chứng nghi ngờ mắc Covid- 19?

Xuất bản quốc tế People with Suspected COVID-19 Symptoms Were More Likely Depressed and Had Lower Health-Related Quality of Life: The Potential Benefit of Health Literacy - Những người có triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 có xu hướng trầm cảm và tình trạng sức khỏe liên quan đến chất lượng cuộc sống thấp: Lợi ích tiềm tàng của Năng lực sức khỏe” do ThS. Nguyễn Trung Kiên (tác giả tham gia)- giảng viên khoa Khoa học xã hội, Hành vi và Giáo dục sức khỏe và nhóm nghiên cứu vừa được xuất bản trên tạp chí Journal of Clinical Medicine, với chỉ số IF rất cao 5,688 đã khẳng định bệnh viêm phổi do chủng mới Coronavirus 2019 (COVID-19) ảnh hưởng tới sức khỏe con người và tình trạng sức khỏe liên quan tới chất lượng cuộc sống (HRQoL), đặc biệt ở những người có những triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 (S-COVID-19-S).

Đây là nghiên cứu cắt ngang được thực hiện từ ngày 14 tháng 2 đến ngày 2 tháng 3 năm 2020 trên 3947 đối tượng nghiên cứu ở các khoa ngoại trú của các bệnh viện và trung tâm y tế trên khắp Việt Nam. Các cuộc phỏng vấn được thực hiện bằng bộ câu hỏi bao gồm các đặc điểm của người tham gia, thông số lâm sàng, hành vi sức khỏe, năng lực sức khỏe, trầm cảm và HRQoL. Những người có S-COVID-19-S có khả năng trầm cảm cao hơn (OR, 2,88; p <0,001), điểm HRQoL thấp hơn (B, -7,92;p < 0.001).

So sánh với những người không có S-COVID-19-S và năng lực sức khỏe (HL) thấp thì những người có S-COVID-19-S và HL thấp có khả năng trầm cảm cao hơn 9,7 lần (p <0.001), điểm HRQoL thấp hơn 20,62 (p< 0.001).

Đối với những người không có S-Covid-19-S, 1 điểm tăng HL cho thấy tình trạng trầm cảm thấp hơn 5% (p<0.001) và điểm HRQoL cao hơn 0,45; trong khi đó với những người có S-COVID-19-S, 1 điểm tăng về HL cho thấy khả năng thấp hơn 4% trầm cảm (p = 0,004) và điểm HRQoL cao hơn 0,43 (p <0.001).

Khái niệm “năng lực sức khỏe” (HL) còn khá mới ở Việt Nam, việc có HL tốt sẽ giúp chúng ta phòng bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nghiên cứu đã phân tích ảnh hưởng của việc biến đổi điểm HL trong việc bị trầm cảm và HRQoL. Những người có S-COVID-19-S có khả năng trầm cảm cao hơn và HRQoL thấp hơn so với những người không có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh. Do đó, trong thời kỳ dịch bệnh đang có nhiều diễn biến phức tạp, con người cần có những giải pháp để tăng năng lực sức khỏe nhằm tránh bệnh trầm cảm và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chi tiết về nghiên cứu tại link: https://www.mdpi.com/2077-0383/9/4/965/htm

Nguồn: Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ

Tin tức liên quan

Nhà tài trợ và đối tác