Mối liên quan giữa tiền mãn kinh – mãn kinh và chất lượng cuộc sống ở của phụ nữ từ 45 đến 60 tuổi tại Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang năm 2018

  • Mã bài báo : SKPT_18_053
  • Ngày xuất bản : 31/12/2018
  • Số trang : 1
  • Tác giả : Huỳnh Thị Kim Oanh
  • Lượt xem : ( 1624 )

Danh sách tác giả (*)

  • Huỳnh Thị Kim Oanh 1 - Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang
  • Bùi Thị Thu Hà 1 - Trường Đại học Y tế công cộng

Mục tiêu: Nghiên cứu này được thực hiện để đánh giá chất lượng cuộc sống (CLCS) và xác định mối liên quan giữa mức độ trầm trọng của rối loạn tiền mãn kinh – mãn kinh (TMK – MK) với CLCS của phụ nữ tuổi từ 45 đến 60 tại thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang năm 2018.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang có phân tích.

Kết quả: Đa số phụ nữ tham gia nghiên cứu (88,7%) có CLCS trung bình với điểm số theo thang đo WHOQOL BREF là 51,5 (10,8). Điểm CLCS trung bình trên các lĩnh vực thể chất, tâm lý, xã hội và môi trường lần lượt là 52,1 (14,6); 51,4 (13,7); 51,2 (12,3) và 50,2 (12,6). Có 28% phụ nữ có điểm số MRS trầm trọng (MRS≥16). Các yếu tố liên quan đến CLCS bao gồm: tình trạng kinh nguyệt, kinh tế gia đình và trình độ học vấn.

Kết luận và kiến nghị: Kết quả nghiên cứu cho thấy có 88,7% phụ nữ tuổi từ từ 45 đến 60 tại Thành phố Mỹ Tho, Tiền Giang có CLCS trung bình, 4,6 % có CLCS thấp và 6,6 % có CLCS cao. Cần có sự quan tâm của lãnh đạo các cấp để đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho các đối tượng ở độ tuổi từ 45 đến 60. Có kế hoạch định kỳ mời những chuyên gia tổ chức những buổi nói chuyện chuyên đề về kiến thức TMK – MK và những biện pháp cải thiện CLCS cho các chi em phụ nữ giai đoạn này.

  • Chủ đề :
  • Loại bài báo : Nghiên cứu gốc
  • Chuyên nghành : Chuyên Ngành Y

File toàn văn

Chưa có mã code, vui lòng liên hệ để nhận mã theo số điện thoại : 0246 266 3024 - Email : jhds@huph.edu.vn

Bài báo liên quan

Nhà tài trợ và đối tác