ISSN (Print): 2588-1442
ISSN (Online): XXXX-XXXX
https://jhds.edu.vn
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học bệnh tay chân miệng ở trẻ dưới 5 tuổi tại tỉnh Kon Tum từ năm 2022 đến 6 tháng đầu năm 2024.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, sử dụng số liệu thứ cấp về số ca mắc bệnh tay chân miệng (TCM) ở trẻ dưới 5 tuổi tại tỉnh Kon Tum giai đoạn từ năm 2022 đến 6 tháng đầu năm 2024. Các biến số được thu thập và đánh giá dựa theo hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định số 581/QĐ-BYT ngày 24/02/2012.
Kết quả: Từ năm 2022 đến 6 tháng đầu năm 2024, địa phương có ca mắc bệnh TCM cao nhất là thành phố Kon Tum chiếm 40,2%; địa phương có tỷ suất mắc bệnh TCM/100.000 trẻ dưới 5 tuổi cao nhất là huyện Ia H’Drai với 1.325/100.000 trẻ; tỷ lệ mắc TCM nhiều nhất ở nhóm 1 - < 2 tuổi chiếm 41%; nam giới mắc cao hơn nữ giới (62,4% so với 37,6%); 50,4% bệnh gặp ở nhóm dân tộc thiểu số; bệnh bắt đầu tăng từ tháng 4, với số ca bệnh gia tăng nhiều hơn trong các tháng cuối năm; các ca mắc bệnh TCM trong cộng đồng chiếm cao nhất với 72,2%; không ghi nhận ca tử vong do bệnh TCM.
Kết luận: Tỉ lệ mắc bệnh TCM ở nhóm tuổi từ 1 - 2 tuổi cao nhất, cao nhất ở nhóm người đồng bào dân tộc thiểu số. Hầu hết ca bệnh ghi nhận trong cộng đồng, bệnh bắt đầu tăng từ tháng 4, gia tăng nhiều vào các tháng cuối năm. Nghiên cứu khuyến nghị cần đẩy mạnh các hoạt động phòng chống dịch bệnh TCM ngay từ đầu năm, đặc biệt từ tháng 4 trở đi trong cộng đồng. Đồng thời, cần tăng cường tư vấn và giáo dục sức khỏe cho bà mẹ có con trong độ tuổi từ 1 - 2 tuổi, đặc biệt chú trọng nhóm bà mẹ là người dân tộc thiểu số.