Tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ 6-23 tháng tuổi tại xã Tân Thịnh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, 2020

  • Mã bài báo : SKPT_21_015
  • Ngày xuất bản : 30/05/2021
  • Số trang : 94-101
  • Tác giả : Vũ Thị Trang
  • Lượt xem : ( 954 )

Danh sách tác giả (*)

  • Vũ Thị Trang 1 - Công ty TNHH Nestle Việt Nam
  • Lê Thị Thu Hà 1 - Trường Đại học Y tế công cộng
  • Nguyễn Trọng Hưng 2 - Viện Dinh Dưỡng quốc gia

Mục tiêu: Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi (SDDTC) trên cả nước vẫn còn ở mức cao và không đồng đều giữa các vùng. Tại xã Tân Thịnh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, các bà mẹ chưa thực sự quan tâm đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ (TTDD), việc đánh giá tình trạng SDDTC của trẻ tại đây là cơ sở để xây dựng chiến lược truyền thông nâng cao thực hành dinh dưỡng cho trẻ của các bà mẹ tại địa phương. Nghiên cứu tiến hành nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng (TTDD) của trẻ 6-23 tháng tuổi tại xã Tân Thịnh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định năm 2020.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến hành trên 357 trẻ từ 6-23 tháng từ tháng 5/2020-7/2020.

 Kết quả: Tỷ lệ SDDTC của trẻ 6-23 tháng là 20,4%. SDDTC tăng dần theo nhóm tuổi, thấp nhất ở nhóm 9-11 tháng (10,7%), cao nhất ở nhóm 18-23 tháng (35,7%), SDDTC vừa (16%) cao hơn SDDTC nặng (4,5%). SDDTC ở trẻ nam (20%) thấp hơn trẻ nữ (20,9%).

Kết luận: Tỷ lệ SDDTC của trẻ 6-23 tháng tại xã tại địa bàn nghiên cứu vẫn còn cao, đặc biệt ở nhóm trẻ 18-23 tháng. Cần có nỗ lực có tổ chức ở tất cả các cấp để cải thiện giáo dục bà mẹ, thực hành chăm sóc sau sinh bà mẹ để giải quyết các vấn đề suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em, đặc biệt là trong những giai đoạn quan trọng này, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Cần có biện pháp can thiệp sớm và thích hợp ở cấp y tế cơ sở và cộng đồng để các bà mẹ được theo dõi sau sinh vì đây là cơ hội để các nhân viên y tế giáo dục dinh dưỡng cho bà mẹ. Cần tiến hành các nghiên cứu sâu hơn để khảo sát tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng (vitamin D, canxi, sắt, kẽm, vitamin A, ...) cụ thể trong máu bằng phương pháp xét nghiệm.

  • DOI : https://doi.org/10.38148/JHDS.0503SKPT21-015
  • Chủ đề :
  • Loại bài báo : Nghiên cứu gốc
  • Chuyên nghành : Chuyên Ngành Y

File toàn văn

Chưa có mã code, vui lòng liên hệ để nhận mã theo số điện thoại : 0246 266 3024 - Email : jhds@huph.edu.vn

Bài báo liên quan

Nhà tài trợ và đối tác