Dấu hiệu trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội

  • Mã bài báo : SKPT_22_090
  • Ngày xuất bản : 31/12/2022
  • Số trang : 9-17
  • Tác giả : Dương Thùy Linh
  • Lượt xem : ( 241 )

Danh sách tác giả (*)

  • Dương Thùy Linh 1 - Trường Đại học Y Hà Nội
  • Lê Thị Thúy Lan 1 - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
  • Nguyễn Phương Thúy 2 - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
  • Nguyễn Thị Diệu 3 - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
  • Chu Thị Hương 4 - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
  • Phạm Thị Hương - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ thai phụ có dấu hiệu trầm cảm và một số yếu tố liên quan tại Hà Nội trong thời kỳ dịch COVID-19.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội từ 11/2021 tới 3/2022. Tổng số 444 phụ nữ mang thai tham gia nghiên cứu bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện.

Kết quả: 68,2% thai phụ có triệu chứng trầm cảm trong thời kỳ COVID-19. Tiền sử thai lưu, hiện mắc bệnh phụ khoa, và lo âu trong thai kỳ là các yếu tố nguy cơ. Ngược lại, tuổi thai cao, học vấn cao, và nhận được nhiều hỗ trợ xã hội làm giảm nguy cơ trầm cảm cho thai phụ.

Kết luận: Cần có thêm các nghiên cứu khác triển khai trên diện rộng hơn để có cái nhìn bao quát về tỷ lệ dấu hiệu trầm cảm ở phụ nữ mang thai trong cộng đồng. Đồng thời, việc chuẩn hóa thang đo xác định chẩn đoán tỷ lệ trầm cảm với độ nhạy, độ đặc hiệu phù hợp cho phụ nữ mang thai Việt Nam là hết sức cần thiết.

  • DOI : https://doi.org/10.38148/JHDS.0606SKPT22-090
  • Chủ đề : Mô hình sức khỏe, ốm đau, bệnh tật, chất lượng cuộc sống
  • Loại bài báo : Nghiên cứu gốc
  • Chuyên nghành : Chuyên Ngành Y

File toàn văn

Chưa có mã code, vui lòng liên hệ để nhận mã theo số điện thoại : 0246 266 3024 - Email : jhds@huph.edu.vn

  • Thông tin liên hệ : Dương Thùy Linh
  • Email : duongthuylinh@hmu.edu.vn
  • Địa chỉ : Trường Đại học Y Hà Nội

Bài báo liên quan

Nhà tài trợ và đối tác