Đánh giá các hành vi nguy cơ tai nạn thương tích không chủ đích và bạo lực của vị thành niên tại Hà Nội, năm 2019

  • Mã bài báo : SKPT_20_020
  • Ngày xuất bản : 29/12/2020
  • Số trang : 80-89
  • Tác giả : Nguyễn Thanh Lương
  • Lượt xem : ( 824 )

Danh sách tác giả (*)

  • Nguyễn Thanh Lương 1 - Trung tâm Nghiên cứu Y tế công cộng và Hệ sinh thái, Trường Đại học Y tế công cộng
  • Nguyễn Thị Khánh Huyền 1 - Viện dân số, sức khỏe và phát triển
  • Nguyễn Công Minh 2 - Trường Đại học Y tế công cộng
  • Phạm Quốc Thành 3 - Trường Đại học Y tế công cộng
  • Nguyễn Thị Phương My 4 - Trường Đại học Y tế công cộng
  • Nguyễn Thị Thu Thảo - Trung tâm Nghiên cứu Y tế công cộng và Hệ sinh thái, Trường Đại học Y tế công cộng
  • Lê Thị Hằng - Trường Đại học Y tế công cộng
  • Dương Minh Đức - Trường Đại học Y tế công cộng

Mục tiêu: Tai nạn thương tích không chủ đích và bạo lực là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở lứa tuổi vị thành niên. Do đó, nghiên cứu về các hành vi này ở nhóm vị thành niên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nâng cao sức khoẻ cộng đồng vì vị thành niên là thế hệ tương lai của đất nước. Tuy nhiên, các nghiên cứu tìm hiểu về thực trạng các hành vi nguy cơ tai nạn thương tích không chủ đích và bạo lực cũng như các yếu tố liên quan trong nhóm vị thành niên ở Việt Nam vẫn còn hạn chế. Nghiên cứu thực hiện nhằm mô tả thực trạng nhóm hành vi nguy cơ tai nạn thương tích không chủ đích tới sức khoẻ vị thành niên và các yếu tố liên quan tại Hà Nội năm 2019

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, sử dụng thiết kế chọn mẫu nhiều giai đoạn. Có tổng số 3.443 đối tượng là học sinh các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội đồng ý tham gia nghiên cứu. Số liệu được thu thập bằng hình thức phát vấn online thông qua phần mềm KoboToolbox, sau đó tổng hợp trên Microsoft Excel và được phân tích bằng phần mềm STATA 14.0.

Kết quả: Có 14% học sinh trả lời rằng mình đã từng hút thuốc lá, 51,6% trả lời rằng mình đã từng uống rượu bia. Khoảng 6,9% vị thành niên trả lời rằng họ hiếm khi hoặc không bao giờ đội mũ bảo hiểm, 30% trả lời rằng họ từng ít nhất một lần sử dụng điện thoại và 8,2% thừa nhận rằng mình từng uống rượu bia sau đó điều khiển phương tiện giao thông. Liên quan tới nhóm các hành vi bạo lực, gần 4,8% học sinh đã từng mang theo vũ khí bên mình trong 30 ngày qua, 6,5% đã từng ít nhất 1 lần tham gia đánh nhau trong 12 tháng qua, 2,4% cho rằng mình đã từng ít nhất 1 lần bị lạm dụng tình dục và khoảng 11,6% học sinh cho rằng mình đã từng trải qua việc bị bắt nạt tại trường học. Hút thuốc (OR = 2,21), uống rượu bia (OR = 2,08) và buồn bã liên tục trong vòng 2 tuần (OR = 1,61) làm tăng nguy cơ thực hiện các hành vi nguy cơ dẫn tới tai nạn thương tích không chủ đích.

Kết luận và khuyến nghị :  Tỷ lệ vị thành niên tại Hà Nội có các hành vi nguy cơ có thể dẫn tới tai nạn thương tích không chủ đích cao. Các yếu tố như từng hút thuốc, uống rượu hoặc gặp các vấn đề về tâm lý làm gia tăng nguy cơ thực hiện các hành vi này. Chúng tôi khuyến nghị rằng gia đình và nhà trường cần các giáo dục, tuyên truyền cho vị thành niên về ý thức khi tham gia giao thông và tránh xa các chất gây nghiện, bên cạnh đó còn cần kịp thời phát hiện bạo lực học đường và có những hỗ trợ tâm lý kịp thời khi vị thành niên gặp các vấn đề về tâm lý

  • DOI : https://doi.org/10.38148/JHDS.0404SKPT20-020
  • Chủ đề :
  • Loại bài báo : Nghiên cứu gốc
  • Chuyên nghành : Chuyên Ngành Y

File toàn văn

Chưa có mã code, vui lòng liên hệ để nhận mã theo số điện thoại : 0246 266 3024 - Email : jhds@huph.edu.vn

  • Thông tin liên hệ : Nguyễn Thanh Lương
  • Email : ph.ntluong95@gmail.com
  • Địa chỉ : Trung tâm Nghiên cứu Y tế công cộng và Hệ sinh thái, Trường Đại học Y tế công cộng

Bài báo liên quan

Nhà tài trợ và đối tác