Đánh giá mối liên quan giữa tính nhạy cảm với hành vi hút thuốc ở học sinh một số trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội và một số yếu tố liên quan trong năm 2019

  • Mã bài báo : SKPT_20_023
  • Ngày xuất bản : 29/12/2020
  • Số trang : 108-119
  • Tác giả : Vũ Trí Đức
  • Lượt xem : ( 709 )

Danh sách tác giả (*)

  • Vũ Trí Đức 1 - Trường Đại học Y tế công cộng
  • Nguyễn Hải Vân 1 - Trường Đại học Y tế công cộng
  • Nguyễn Ngọc Bảo Nghi 2 - Trường Đại học Y tế công cộng
  • Trần Thị Hà 3 - Trường Đại học Y tế công cộng
  • Nguyễn Việt Anh 4 - Trường Đại học Y tế công cộng
  • Lê Tự Hoàng - Trường Đại học Y tế công cộng
  • Nguyễn Thị Thanh Xuân - Trường Đại học Y tế công cộng
  • Phạm Thị Hoàng Anh - Bệnh viện Phổi Trung ương

Mục tiêu nghiên cứu: Hiện nay, tại Việt Nam, mặc dù nhiều chính sách đã được ban hành nhằm giảm thiểu hành vi hút thuốc ở học sinh trung học phổ thông (THPT) nhưng tỉ lệ hiện đang hút thuốc lá ở đối tượng này còn cao. Một trong những yếu tố dự đoán cho việc hút thuốc ở học sinh THPT là tính nhạy cảm với hành vi hút thuốc. Nghiên cứu nhằm mô tả tính nhạy cảm với hành vi hút thuốc ở đối tượng học sinh THPT và xác định các yếu tố liên quan đến tính nhạy cảm ở những đối tượng này.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện với học sinh tại 14 cơ sở giáo dục hệ THPT trên địa bàn 5 quận/huyện thuộc thành phố Hà Nội được lựa chọn ngẫu nhiên. Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên bộ công cụ Đánh giá hành vi nguy cơ sức khỏe trẻ vị thành niên (Youth Risk Behavior Surveillance System - YRBSS).

Kết quả: Có 3272 học sinh hoàn thành khảo sát và trong đó, 4,9% (KTC 95%: 4,2 – 5,8%) số đối tượng nhạy cảm với hành vi hút thuốc. Các yếu tố có liên quan đến tính nhạy cảm với hành vi hút thuốc lá bao gồm: giới tính nam (OR=2,79, KTC 95%: 2,29 – 3,41), nằm trong độ tuổi từ 16-17 (OR=1,25, KTC 95%: 1,01 – 1,56), học tại các quận nội thành (OR=1,41, KTC 95%: 1,15 – 1,74), nhìn thấy hành vi hút thuốc của: người thân (OR=1,39, KTC 95%: 1,14 – 1,70), thầy cô (OR=1,8, KTC 95%: 1,23 – 2,63), bạn bè (OR=2,33, KTC 95%: 1,88 – 2,89), nhân viên trong trường (OR=1,63, KTC 95%: 1,17 – 2,26); việc tham gia tiết học Phòng chống tác hại (PCTH) thuốc lá (OR=1,31, KTC 95%: 1,06 – 1,62) và nhìn thấy thông điệp PCTH thuốc lá (OR=1,28, KTC 95%: 1,005 – 1,63) là các yếu tố bảo vệ.

Kết luận và khuyến nghị: Cần tăng cường các chương trình can thiệp PCTH thuốc lá và cần tăng cường những biện pháp can thiệp và những chính sách quyết liệt hơn nhằm giảm tính nhạy cảm ở trẻ vị thành niên, từ đó giảm thiểu thực trạng hút thuốc ở những đối tượng này.

  • DOI : https://doi.org/10.38148/JHDS.0404SKPT20-023
  • Chủ đề :
  • Loại bài báo : Nghiên cứu gốc
  • Chuyên nghành : Xã hội học

File toàn văn

Chưa có mã code, vui lòng liên hệ để nhận mã theo số điện thoại : 0246 266 3024 - Email : jhds@huph.edu.vn

  • Thông tin liên hệ : Vũ Trí Đức
  • Email :
  • Địa chỉ : Trường Đại học Y tế công cộng

Bài báo liên quan

Nhà tài trợ và đối tác