Mục tiêu: Nghiên cứu được tiến hành nhằm mô tả đặc điểm chỉ số lipid máu và đặc điểm lâm sàng của người bệnh được chẩn đoán tăng huyết áp (THA) và xác định mối liên quan giữa mức độ rối loạn lipid (RLLP) máu với tình trạng THA tại Trung tâm Y tế thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh năm 2022-2023.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu trên 405 người đến khám THA lần đầu tại Trung tâm Y tế thành phố Từ Sơn, Bắc Ninh năm 2022-2023.
Kết quả: 327/405 người bệnh được chẩn đoán THA lần đầu có huyết áp tâm thu tăng và/hoặc huyết áp tâm trương tăng và tỷ lệ RLLP máu cao trong đó; rối loạn Triglycerid (≥1,73 mmol/L) chiếm tỷ lệ cao nhất (75,2%) với 246 trường hợp, huyết áp tâm thu trung bình của nhóm Cholesterol ≥ 5,2 mmol/L (153,2 ± 15,3 mmHg) cao hơn nhóm Cholesterol < 5,2 mmol/L (149,8 ± 16,5 mmHg) với sự khác biệt có ý nghĩa thông kê (p<0,05) và huyết áp tâm trương trung bình của nhóm HDL-C < 1,03 mmol/L (90,5 ± 4,7 mmHg) cao hơn nhóm HDL-C ≥ 1,03 mmol/L (89,3 ± 4,4 mmHg) với sự khác biệt có ý nghĩa thông kê (p<0,05); Mặt khác, nhóm có ba chỉ số lipid máu bị rối loạn chiếm tỷ lệ cao nhất (33,9%) với 111/327 trường hợp và nhóm có bốn chỉ số lipid máu bị rối loạn có huyết áp tâm thu (154,8 ± 16,2 mmHg) và huyết áp tâm trương (90,6 ± 5,8 mmHg) cao nhất; Tuy nhiên, chưa đánh giá được sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mức độ RLLP máu và số chỉ số lipid máu bị rối loạn với dạng THA (p>0,05).
Kết luận: Chỉ số lipid máu ở người bệnh được chẩn đoán THA có tỷ lệ rối loạn cao; đặc biệt, người bệnh có ba chỉ số lipid máu bị rối loạn chiếm tỷ lệ cao nhất (33,9%, 111/327 trường hợp). Tuy nhiên, chưa xác định được mối liên quan giữa mức độ và số lượng RLLP máu với các dạng THA ở người bệnh được chẩn đoán THA.
- DOI : https://doi.org/10.38148/JHDS.0803SKPT24-008
- Chủ đề : Xét nghiệm Y học
- Loại bài báo : Nghiên cứu gốc
- Chuyên nghành : Chuyên Ngành Y
File toàn văn
- Thông tin liên hệ : Dương Hồng Quân
- Email : dhq@huph.edu.vn
- Địa chỉ : Trường Đại học Y tế công cộng
Bài báo liên quan
- Đặc điểm rối loạn lipid máu ở người bệnh tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh năm 2022-2023
- Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ sản khoa tại khoa Sản Bệnh viện Kiến An – Hải Phòng năm 2023
- Kiến thức của cán bộ y tế tỉnh Quảng Nam trước và sau tập huấn về phát hiện sớm, can thiệp sớm trẻ khuyết tật năm 2022
- Trải nghiệm của người nhà bệnh nhi điều trị nội trú tại Bệnh viện Nhi Trung Ương
- Thực trạng bất công bằng sức khỏe của một số dân tộc thiểu số tại Việt Nam năm 2019
- Cơ chế quản lý và mô hình tổ chức trung tâm Y tế tuyến huyện: Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Hà Tĩnh và Kon Tum, 2023
- Nhu cầu đào tạo về kiến thức chuyên môn phục hồi chức năng của cán bộ y tế tuyến xã tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An năm 2022
- Chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú và một số yếu tố ảnh hưởng tại một bệnh viện đa khoa tuyến Quận, thành phố Hồ Chí Minh năm 2023
- Kiến thức phòng chống sốt rét ở nhóm đi rừng ngủ rẫy tại bốn tỉnh có nguy cơ mắc sốt rét cao và một số yếu tố liên quan năm 2023
- Tác động của NO2 lên nhập viện do bệnh phổi mạn tính và hen ở người trưởng thành, Hà Nội giai đoạn 2010-2019
- Kết quả quản lý điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở bệnh nhân điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 – 2022
- Kiến thức, thực hành phòng bệnh sốt xuất huyết dengue của người dân tại xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa năm 2023 và một số yếu tố liên quan
- Nguy cơ thiểu cơ (sarcopenia) ở người cao tuổi Tại xã Nga Giáp, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá năm 2022 và một số yếu tố liên quan
- Động lực làm việc của điều dưỡng lâm sàng tại bệnh viện đại học Y Dược Shing Mark Đồng Nai năm 2022 và một số yếu tố ảnh hưởng
- Can thiệp sức khỏe tâm thần cho học sinh 4 trường trung học phổ thông tại Hà Nội: Kết quả đánh giá quá trình