Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người cao tuổi huyện Chương Mỹ, Hà Nội, năm 2019

  • Mã bài báo : SKPT_19_041
  • Ngày xuất bản : 31/12/2019
  • Số trang : 14-22
  • Tác giả : Nguyễn Hằng Nguyệt Vân
  • Lượt xem : ( 1072 )

Danh sách tác giả (*)

  • Nguyễn Hằng Nguyệt Vân 1 - Trường Đại học Y tế công cộng
  • Nguyễn Thị Khánh Huyền 1 - Viện Dân số sức khoẻ và phát triển
  • Hà Ngọc Anh 2 - Vụ Sức khoẻ Bà mẹ - Trẻ em
  • Vũ Thị Thanh Mai 3 - Trường Đại học Y tế công cộng
  • Phạm Quốc Thành 4 - Trường Đại học Y tế công cộng

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm mục đích 1) mô tả thực trạng trầm cảm và 2) xác định các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người cao tuổi huyện Chương Mỹ, Hà Nội năm 2019.

Phương pháp: Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang trên 376 người cao tuổi (từ 60 trở lên) được chọn ngẫu nhiên tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội, năm 2019.

Kết quả: Tỷ lệ người cao tuổi được đánh giá trầm cảm là 26,1% (18,6% trầm cảm nhẹ, 6,1% trầm cảm vừa và 2,4% trầm cảm nặng). Nghiên cứu chỉ ra các yếu tố liên quan đến trầm cảm người cao tuổi như giới tính, trình độ học vấn, kinh tế gia đình, hoàn cảnh sống, công việc hiện tại, nhu cầu được hỗ trợ tâm lý và có tham gia các hoạt động xã hội (p<0,05).

Kết luận: Việc nhận biết trầm cảm ở người cao tuổi là quan trọng để thiết kế các chương trình y tế công cộng giúp sàng lọc bệnh trầm cảm sớm, tăng cường các hỗ trợ xã hội để cải thiện đời sống tinh thần của người cao tuổi.

  • Chủ đề :
  • Loại bài báo : Nghiên cứu gốc
  • Chuyên nghành : Xã hội học

File toàn văn

Chưa có mã code, vui lòng liên hệ để nhận mã theo số điện thoại : 0246 266 3024 - Email : jhds@huph.edu.vn

  • Thông tin liên hệ : Nguyễn Hằng Nguyệt Vân
  • Email : nhnv@huph.edu.vn
  • Địa chỉ : Trường Đại học Y tế công cộng

Bài báo liên quan

Nhà tài trợ và đối tác