Thực trạng hệ thống thông tin cảnh báo dịch bệnh truyền nhiễm và sự kiện y tế công cộng tại tỉnh Quảng Ninh năm 2019

  • Mã bài báo : SKPT_19_080
  • Ngày xuất bản : 31/12/2019
  • Số trang : 99-108
  • Tác giả : Nguyễn Mạnh Tuấn
  • Lượt xem : ( 1093 )

Danh sách tác giả (*)

  • Nguyễn Mạnh Tuấn 1 - Sở Y tế Quảng Ninh
  • Trần Thị Diệp 1 - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
  • Ninh Văn Chủ 2 - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
  • Vũ Quyết Thắng 3 - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
  • Nguyễn Thị Dung 4 - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
  • Nguyễn Văn Hùng - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
  • Bùi Kim Chung - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
  • Bùi Thanh Nam - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
  • Nguyễn Thị Thủy Hương - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
  • Phạm Hào Hiệp - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
  • Trần Thị Hồng - Trường Đại học Y tế công cộng

Mục tiêu: 1) Mô tả kết quả thực hiện hệ thống thông tin cảnh báo bệnh truyền nhiễm (BTN) và các sự kiện y tế công cộng tại tỉnh Quảng Ninh, tháng 4/2019; và 2) Đánh giá chất lượng thông tin báo cáo của hệ thống giám sát BTN tại tỉnh Quảng Ninh, tháng 4/2019.

Phương pháp: Với thiết kế mô tả cắt ngang, nghiên cứu được tiến hành tại toàn bộ 7 bệnh viện tỉnh/huyện, 14 trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố và 40/186 trạm Y tế xã/phường trong tỉnh Quảng Ninh từ tháng 01-06/2019. Thông tin được thu thập từ báo cáo trường hợp bệnh, báo cáo tháng BTN trên phần mềm TT54, báo cáo dựa trên sự kiện (EBS) trong tháng 4/2019, và các cán bộ làm công tác báo cáo BTN. Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm Excel.

Kết quả: 100% đơn vị đã phân công cán bộ làm đầu mối báo cáo BTN trực tuyến theo TT54 và báo cáo giám sát theo sự kiện; 100% các đơn vị đều đảm bảo có tốc độ đường truyền Internet tốt phục vụ cho công tác thống kê, báo cáo. Tuy nhiên, có tới 44,2% số đơn vị còn thiếu máy tính; chỉ có 55,7% số đơn vị ghi nhận dấu hiệu cảnh báo về sự kiện y tế công cộng. Thêm vào đó, 73,7% số ca bệnh nhập trễ trên phần mềm theo thông tư 54; có tới 82,5% ca bệnh điều trị ngoại trú và 72,6% ca bệnh khám và điều trị tại trạm Y tế bị bỏ sót không báo cáo trong hệ thống.

Kết luận: Cần có giải pháp để nâng cao chất lượng hệ thống giám sát tại tất cả các tuyến, xây dựng hệ thống liên thông số liệu nhằm thu thập đầy đủ, chính xác và kịp thời thông tin về BTN.

  • Chủ đề :
  • Loại bài báo : Nghiên cứu gốc
  • Chuyên nghành : Chuyên Ngành Y

File toàn văn

Chưa có mã code, vui lòng liên hệ để nhận mã theo số điện thoại : 0246 266 3024 - Email : jhds@huph.edu.vn

  • Thông tin liên hệ : Trần Thị Hồng
  • Email : tth1@huph.edu.vn
  • Địa chỉ : Trường Đại học Y tế công cộng

Bài báo liên quan

Nhà tài trợ và đối tác