Mục tiêu: Trải nghiệm của người bệnh cùng với các yếu tố khác như hiệu quả điều trị và sự an toàn của người bệnh góp phần tạo nên dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu mô tả trải nghiệm điều trị nội trú của người bệnh tại Bệnh viện Phổi tỉnh Nam Định năm 2022.
Phương pháp: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, công cụ đo lường trải nghiệm của người bệnh được sử dụng dựa trên 27 tiểu mục (gồm 7 nhóm yếu tố) do cơ quan nghiên cứu chất lượng Y tế của Mỹ (AHQR) ban hành. Nghiên cứu định lượng được thực hiện trên 230 người bệnh nội trú trong thời gian từ tháng 12/2022 đến tháng 10/2023 tại bệnh viện Phổi tỉnh Nam Định.
Kết quả: Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trải nghiệm tích cực chung của người bệnh là 90,0%. Trong đó, khía cạnh trải nghiệm chăm sóc của bác sĩ và điều dưỡng là tích cực nhất (trên 90%), tiếp theo về hỗ trợ trong quá trình điều trị, và trải nghiệm tích cực thấp hơn về đồ vải trong bệnh viện (50,9%) và sự yên tĩnh trong bệnh viện (72,2%).
Kết luận: Nhằm cải thiện và nâng cao tỷ lệ trải nghiệm tích cực của người bệnh nội trú, NVYT cần tiếp tục duy trì tốt việc giải thích, tư vấn cho người bệnh đặc biệt là các thông tin về thuốc. Đồng thời, giữ gìn môi trường bệnh viện xanh-sạch-đẹp và đảm bảo không gian yên tĩnh cho người bệnh nội trú tại bệnh viện.
- DOI : https://doi.org/10.38148/JHDS.0705SKPT23-092
- Chủ đề : Mô hình sức khỏe, ốm đau, bệnh tật, chất lượng cuộc sống
- Loại bài báo : Nghiên cứu gốc
- Chuyên nghành : Chuyên Ngành Y
File toàn văn
Bài báo liên quan
- Thực trạng mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue và một số yếu tố thời tiết tương quan với số ca mắc bệnh sốt xuất huyết tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai giai đoạn 2012 – 2021
- Kết quả thanh quyết toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế giữa Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và cơ quan Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 - 2022
- Trải nghiệm của người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện Phổi tỉnh Nam Định năm 2022
- Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng nguồn nhân lực tại Trung tâm Y tế huyện EA H’Leo, tỉnh Đăk Lăk giai đoạn 2019 -2021
- Điều trị đái tháo đường bằng Metformin: Thực trạng tuân thủ ở người bệnh ngoại trú tại phòng khám đái tháo đường bệnh viện Trung ương Quân đội 108
- Động lực làm việc của điều dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng tại Trung tâm y tế Huyện Vạn Ninh, Tỉnh Khánh Hòa năm 2023
- Đánh giá hoạt động khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa trước và sau đại dịch COVID 19
- Đánh giá kết quả nhuộm hóa mô miễn dịch thủ công so với nhuộm tự động thụ thể estrogen trong ung thư vú
- Thực trạng thu chi tài chính tại Trung tâm Y tế huyện Đăk Glong tỉnh Đăk Nông, giai đoạn 2018 – 2021
- Trải nghiệm của người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội năm 2023
- Đánh giá kiến thức, thái độ sử dụng các xét nghiệm sàng lọc trước sinh của phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ tại quận Bắc Từ Liêm năm 2022
- Thực trạng thu, chi tài chính tại bệnh viện đa khoa huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020
- Đặc điểm dịch tễ gen bệnh Thalassemia ở một số đồng bào dân tộc thiểu số ít người trên địa bàn tỉnh Lào Cai năm 2018
- Hoạt tính kháng viêm của dịch chiết tam thất (panax pseudoginseng) trên tế bào đại thực bào
- Chi phí chẩn đoán và điều trị cho người bệnh Viêm gan vi rút C mạn tính tại bệnh viện A Thái Nguyên, năm 2021
- Stress, lo âu, trầm cảm và một số yếu tố liên quan ở học sinh trường THPT Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ năm 2022