Đánh giá tình trạng sức khoẻ tâm thần của người đang điều trị Methadone có HIV tham gia chương trình tư vấn can thiệp “băng ghế tình bạn” tại một số cơ sở điều trị Methadone ở Hà Nội, giai đoạn 2022-2023

  • Mã bài báo : SKPT_24_018
  • Ngày xuất bản : 29/04/2024
  • Số trang : 62-70
  • Tác giả : Trần Việt Hà
  • Lượt xem : ( 223 )

Danh sách tác giả (*)

  • Trần Việt Hà 1 - Văn phòng Dự án Đại học North Carolina tại Việt Nam
  • Teresa R. Filipowicz 1 - Khoa Dịch tễ học, Đại học North Carolina, Hoa Kỳ
  • Kelsey R. Landrum 2 - Khoa Dịch tễ học, Đại học North Carolina, Hoa Kỳ
  • Nông Thị Thuý Hà 3 - Văn phòng Dự án Đại học North Carolina tại Việt Nam
  • Trần Thị Thu Thủy 4 - Trường Đại học Y tế công cộng
  • Bùi Thị Tú Quyên - Trường Đại học Y tế công cộng
  • Brian W. Pence - Khoa Dịch tễ học, Đại học North Carolina, Hoa Kỳ
  • Vivian F. Go - Khoa Sức khoẻ Hành vi, Trường Y tế Công cộng Toàn cầu Gilling, Đại học North Carolina, Hoa Kỳ
  • Lê Minh Giang - Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu về Lạm dụng chất - HIV, Trường Đại học Y Hà Nội, Việt Nam
  • Ruth Verhey - Chương trình Băng ghế tình bạn Quốc tế, Zimbabwe
  • Dixon Chibanda - Khoa Tâm thần học và Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu, Đại học Zimbabwe, Zimbabwe
  • Bradley N. Gaynes - Khoa Tâm thần học, Đại học North Carolina, Hoa Y tế công cộng

Mục tiêu: Tư vấn can thiệp sức khoẻ tâm thần giúp cải thiện tình trạng mắc các rối loạn tâm thần thường gặp ở những người có HIV và/hoặc nghiện chất. Tuy nhiên, có rất ít các chương trình can thiệp sức khoẻ tâm thần cho đối tượng này ở Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện để đánh giá tình trạng sức khoẻ tâm thần của người đang điều trị Methadone nhiễm HIV tham gia chương trình tư vấn can thiệp “Băng ghế tình bạn” tại một số cơ sở điều trị Methadone ở Hà Nội giai đoạn 2022-2023.

Phương pháp nghiên cứu: Thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng so sánh trước sau, 75 người đang điều trị Methadone nhiễm HIV chia ngẫu nhiên theo tỷ lệ 1:1:1 vào một trong ba nhóm: nhóm nhận can thiệp từ nhân viên y tế, hoặc nhóm nhận can thiệp từ tư vấn viên cộng đồng, hoặc nhóm chăm sóc thường qui.

Kết quả: Can thiệp có hiệu quả ngay sau 6 tuần can thiệp ở cả hai nhóm nhận can thiệp. Vấn đề trầm cảm, lo âu và căng thẳng của đối tượng nghiên cứu không thay đổi nhiều sau 3 và 6 tháng.

Kết luận: Tình trạng sức khỏe tâm thần của tất cả đối tượng nghiên cứu được cải thiện hơn sau khi tham gia chương trình Băng ghế tình bạn.

  • DOI : https://doi.org/10.38148/JHDS.0802SKPT24-018
  • Chủ đề : HIV/AIDS
  • Loại bài báo : Nghiên cứu gốc
  • Chuyên nghành : Chuyên Ngành Y

File toàn văn

Chưa có mã code, vui lòng liên hệ để nhận mã theo số điện thoại : 0246 266 3024 - Email : jhds@huph.edu.vn

  • Thông tin liên hệ : Trần Việt Hà
  • Email : vietha@email.unc.edu
  • Địa chỉ : Văn phòng Dự án Đại học North Carolina tại Việt Nam

Bài báo liên quan

Nhà tài trợ và đối tác