Mục tiêu: Mô tả thực trạng bị bắt nạt và phân tích một số yếu tố liên quan tới vai trò chỉ bị bắt nạt của học sinh trường trung học cơ sở Tiền Châu, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Phương pháp nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu cắt ngang phân tích, nghiên cứu đã thu thập thông tin của 429 học sinh (lớp 6 - 9) vào tháng 04/2017 qua phát phiếu tự điền.
Kết quả: Tỷ lệ học sinh bị bắt nạt nói chung là 59,4%. Trong đó, tỷ lệ chỉ bị bắt nạt là 30,8%. Phân tích hồi quy đa biến logistic cho kết quả những yếu tố liên quan đến vai trò chỉ bị bắt nạt bao gồm yếu tố thuộc cá nhân như lớp: càng lên lớp cao hơn, nguy cơ bị bắt nạt càng giảm OR: 0,7 (0,53 – 0,93), rối nhiễu tâm lý ở mức độ trung bình OR: 3,07 (1,48 – 6,35), có ý định/sắp đặt/thực hiện tự tử OR: 9,13 (4,68 – 17,82), áp lực học tập OR: 2,17 (1,2 – 3,29) càng cao càng làm tăng nguy cơ bị bắt nạt; hỗ trợ gia đình thấp làm gia tăng nguy cơ bị bắt nạt OR: 2,55 (1,23 – 3,29).
Kết luận: Nhà trường và gia đình cần quan tâm hơn nữa tới vấn đề áp lực học tập và vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh vì bắt nạt có mối liên quan chặt chẽ với các yếu tố này. Các nhà nghiên cứu cần tiếp tục cân nhắc tìm hiểu mối liên quan giữa áp lực học tập và bắt nạt trong các nghiên cứu tiếp theo. Ngoài ra, gia đình cần giúp đỡ, hỗ trợ tinh thần, tâm sự và chia sẻ cũng như giúp đỡ con em mình nhiều hơn nữa trong việc ra quyết định nhằm ngăn chặn bắt nạt.
- Chủ đề :
- Loại bài báo : Nghiên cứu gốc
- Chuyên nghành : Chuyên Ngành Y
File toàn văn
- Thông tin liên hệ : Dương Thị Thanh
- Email : duongthanhvp@gmail.com
- Địa chỉ : Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế
Bài báo liên quan
- Một số yếu tố liên quan đến bị bắt nạt của học sinh trường trung học cơ sở Tiền Châu, thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc
- Hiệu quả của can thiệp truyền thông phòng ngừa đuối nước trẻ em cho phụ huynh tại hai trường tiểu học huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, 2016
- Lý do và quan điểm về sử dụng thuốc lá điện tử trong nhóm thanh niên có sử dụng thuốc lá điện tử tại Hà Nội
- Kiến thức, thực hành phòng chống suy dinh dưỡng của bà mẹ người M’Nông có con từ 0-24 tháng tuổi và một số yếu tố liên quan tại xã Yang Mao, huyện Krông Bông, Đắk Lắk, năm 2017
- Mối liên quan giữa thực hành nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn và sự phát triển của trẻ ở 9 tháng tuổi tại khu vực tỉnh Hải Dương: Kết quả từ nghiên cứu cắt ngang
- Mối liên quan giữa thói quen ăn uống và tần suất tiêu thụ thực phẩm với tình trạng thừa cân béo phì của học sinh một số trường tiểu học tại thành phố Sóc Trăng - năm 2016
- Đặc điểm dinh dưỡng của học sinh 2 trường tiểu học tại Hà Nội năm 2017
- Tính sẵn có của trang thiết bị y tế thiết yếu và mức độ cung cấp nhóm dịch vụ y tế ở tuyến y tế cơ sở tại Việt Nam
- Động lực làm việc của nhân viên y tế và một số giải pháp cải thiện tại Trung tâm Y tế huyện Phù Mỹ - Bình Định
- Đánh giá sự sẵn sàng triển khai thực hiện Thông tư 15/2015/TT-BYT của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV tại tỉnh Đắk Lắk, năm 2017
- Quản lý và sử dụng các nguồn tài chính tại Bệnh viện Nhi Trung ương giai đoạn 2014-2016
- Kiến thức và hành vi tìm kiếm dịch vụ khám chữa bệnh vô sinh nam của bệnh nhân khám ngoại trú tại khoa Nam học, bệnh viện Bình Dân Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017
- Thực hành chăm sóc dự phòng viêm phổi liên quan đến thở máy của điều dưỡng và yếu tố liên quan tại các khoa hồi sức, bệnh viện Nhi Trung ương
- Đánh giá việc tuân thủ một số quy định về hành nghề y tế tư nhân trên địa bàn thành phố Yên Bái, năm 2017