Mục tiêu: Nghiên cứu thực hiện mô tả và phân tích bản chất những trải nghiệm sống của các điều dưỡng, hộ sinh (ĐD/HS) trong quá trình trực tiếp chăm sóc sản phụ mắc COVID-19 tại Cơ sở 2- Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội qua góc nhìn của chính họ.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang, số liệu định tính trên 15 nhân viên y tế (NVYT) tham gia chăm sóc trực tiếp Sản phụ mắc COVID-19 tại Cơ sở 2- Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội quý 4/2022.
Kết quả và kết luận: Nghiên cứu tìm hiểu trên 4 chủ đề chính về (1) nghĩa vụ và biết ơn: Các ĐD/HS đã xác định được nhiệm vụ của mình trong niềm tin tưởng, biết ơn chiến lược phòng chống dịch hiệu quả và sự hy sinh của đội ngũ phòng dịch đi trước; (2) Cảm nhận thực tế trong không gian và thời gian: Công việc quá tải, căng thẳng và bất tiện khi mặc đồ bảo hộ là các chủ đề phụ nổi cộm. Cùng với chủ đề chia sẻ cảm thông sâu sắc với người bệnh trong bối cảnh không người thân bên cạnh tác động mạnh đến NVYT. Chủ đề lo lắng lây nhiễm xuất hiện chủ yếu trong thời gian đầu và đã giảm dần theo thời gian; (3) “Chăm sóc toàn diện” trong bối cảnh: Niềm thương cảm sâu sắc với người bệnh trong sự cô đơn và không tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc thông thường. Trải nghiệm cho thấy sự khó khăn khi kiêm nhiệm công việc khác với thường nhật; (4) Vai trò ĐD/HS và các mối quan hệ công việc: Tự hào vai trò của khối ĐD trong thông qua đại dịch. ĐD trưởng và Kíp trưởng giữ vai trò quyết định tạo sự đoàn kết như một gia đình để hoàn thành tốt công việc được giao. Các ý kiến đánh giá cao sự hỗ trợ đắc lực và kịp thời của lãnh đạo và lực lượng vòng ngoài.
- DOI : https://doi.org/10.38148/JHDS.0701SKPT22-086
- Chủ đề : Mô hình sức khỏe, ốm đau, bệnh tật, chất lượng cuộc sống
- Loại bài báo : Nghiên cứu gốc
- Chuyên nghành : Chuyên Ngành Y
File toàn văn
Bài báo liên quan
- Chất lượng cuộc sống của người bệnh suy tim mạn tính tại bệnh viện đa Khoa Vùng Tây Nguyên năm 2021
- Kết quả khảo sát năng lực về xã hội, văn hóa và sức khỏe cộng đồng trong chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh của hộ sinh ở tuyến xã tại Việt Nam giai đoạn 2021-2022
- Xu hướng nhiễm HIV và một số hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV ở nam quan hệ tình dục đồng giới tại Cần Thơ, An Giang, giai đoạn 2017 – 2020
- Thực trạng cận thị học đường và một số yếu tố liên quan ở học sinh lớp 4 – 5, trường tiểu học thị trấn Trà Ôn, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long năm 2022
- Kết quả phẫu thuật cắt amiđan, nạo va điều trị hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở trẻ có amiđan và va quá phát
- Kết quả khảo sát năng lực thực hành chăm sóc cơ bản của điều dưỡng tuyến xã tại 6 tỉnh của Việt Nam năm 2021-2022
- Thực trạng báo cáo sự cố y khoa và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện C Đà Nẵng năm 2021 - 2022
- Tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan ở người bệnh điều trị methadone tại trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai năm 2022
- Rối loạn tâm lý ở sinh viên chính quy trường Cao đẳng Y tế Khánh Hòa năm 2021 và một số yếu tố liên quan
- Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng kiểm soát nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Sản nhi Bắc Ninh năm 2022
- Thực trạng điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại các nhà hàng trên địa bàn thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai năm 2021
- Thực trạng nguồn nhân lực và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện đa khoa tỉnh Đak Nông giai đoạn 2017 – 2021
- Kết quả cung cấp dịch vụ y tế và một số yếu tố ảnh hưởng tại các Trạm Y tế xã, thị trấn của huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2019-2021
- Một số trải nghiệm sống của điều dưỡng - hộ sinh trực tiếp chăm sóc sản phụ mắc COIVD-19 tại cở sở 2, bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2022
- Nhu cầu đào tạo liên tục của điều dưỡng lâm sàng khối Nội và khối Ngoại và một số yếu tố ảnh hưởng tại Bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang năm 2021
- Đánh giá một số kết quả của hệ thống y tế tỉnh Phú Thọ năm 2020