Tác động của bụi PM2.5 lên gánh nặng bệnh tật liên quan đến tử vong tại Hà Nội năm 2019

  • Mã bài báo : SKPT_22_007
  • Ngày xuất bản : 30/10/2022
  • Số trang : 122-130
  • Tác giả : Nguyễn Thùy Linh
  • Lượt xem : ( 408 )

Danh sách tác giả (*)

  • Nguyễn Thùy Linh 1 - Trường Đại học Y tế công cộng
  • Lê Tự Hoàng 1 - Trường Đại học Y tế công cộng
  • Nguyễn Thị Kim Ngân 2 - Trường Đại học Y tế công cộng
  • Vũ Trí Đức 3 - Trường Đại học Y tế công cộng
  • Nguyễn Thị Trang Nhung 4 - Trường Đại học Y tế công cộng

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm đánh giá gánh nặng bệnh tật liên quan tới tử vong do phơi nhiễm PM2.5 tại Hà Nội năm 2019

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp đánh giá tác động sức khỏe do ô nhiễm không khí với số liệu đầu vào gồm nồng độ PM2.5 trung bình năm, số ca tử vong được thu thập từ hệ thống ghi nhận tử vong A6, và số liệu về dân cư trong năm 2019.

Kết quả: So với ngưỡng QCVN 05:2015 (25 µg/m3), chỉ số nguy cơ quy thuộc tử vong có liên quan tới PM2.5 là 2.633 ca (32,70 ca trên 100.000 dân) với tổng số năm sống bị mất (YLL) và kỳ vọng sống bị mất đi (LLE) do phơi nhiễm PM2.5 của người dân Hà Nội lần lượt là 73.353 năm và 833 tuổi. Còn nếu so sánh với ngưỡng khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (5 µg/m3) thì số ca tử vong quy thuộc do PM2.5 là 4.711 ca (58,5/100.000 dân). Khi đó, YLL và LLE do phơi nhiễm PM2.5 của người dân Hà Nội lần lượt là 139.608 năm và 1.617 tuổi.

Kết luận: Cần xây dựng hệ thống chỉ số cảnh báo tác động ô nhiễm không khí đến sức khỏe cùng với nâng cao chất lượng số liệu để phục vụ cho các nghiên cứu trong tương lai.

 

  • DOI : https://doi.org/10.38148/JHDS.0605SKPT22-007
  • Chủ đề : Sức khỏe môi trường
  • Loại bài báo : Nghiên cứu gốc
  • Chuyên nghành : Chuyên Ngành Y

File toàn văn

Chưa có mã code, vui lòng liên hệ để nhận mã theo số điện thoại : 0246 266 3024 - Email : jhds@huph.edu.vn

  • Thông tin liên hệ : Nguyễn Thị Trang Nhung
  • Email : ntn2@huph.edu.vn
  • Địa chỉ : Trường Đại học Y tế công cộng

Bài báo liên quan

Nhà tài trợ và đối tác